Trần bê tông thô – giải pháp cho ngôi nhà thêm rộng

Giải pháp cho ngôi nhà thêm rộng rãi chính là sử dụng trần bê tông thô trong thi công. Loại trần này đang là một xu hướng được các cặp vợ chồng trẻ yêu thích phong cách công nghiệp theo đuổi. Phong cách công nghiệp hay còn gọi là phong cách insdutrial, đây là phong cách khá hiện đại xen lẫn cổ điển. Tuy nhiên phong cách này không phù hợp với những người cầu toàn cho lắm. Việc áp dụng trần bê tông thô trong việc thiết kế cấu trúc nhà ở sẽ giúp cho không gian rộng rãi hơn. Mặc dù loại trần này trông khá đơn điệu nhưng nó lại mang tính thẩm mỹ cao nếu bạn biết cách tân trang cho căn nhà.

Giải pháp cho ngôi nhà rộng rãi hơn chính là dùng trần bê tông thô

Trần bê tông thô thường xuất hiện trong các công trình theo phong cách công nghiệp (insdutrial). Nếu chuyển sang kiểu trần khác, phong cách công nghiệp sẽ “mất chất”. Loại trần này được lấy cảm hứng từ trần các khu xưởng và nhà máy ở Mỹ. Theo NTK Dũng Phan (Hà Nội), gần đây, phong cách công nghiệp nói chung và trần bê tông thô nói riêng được nhiều gia chủ quan tâm bởi nhiều lý do.

Giải pháp cho ngôi nhà rộng rãi hơn chính là dùng trần bê tông thô
Trần bê tông thô thường xuất hiện trong các công trình theo phong cách công nghiệp

Trần bê tông thô cá tính, giúp không gian rộng thoáng. Loại trần này không hợp với người thích sự chỉn chu. Trần bê tông thô thể hiện cá tính mạnh nên thường phù hợp với người độc thân hoặc vợ chồng trẻ. Nếu đã lập gia đình, có con mà vẫn muốn làm trần bê tông thô; gia chủ nên tiết chế bằng cách sơn trần với gam màu nhẹ và sáng. Nên sử dụng các chất liệu tạo cảm giác ấm áp và gần gũi như gỗ sáng màu. Đồng thời trang trí thêm cây xanh để “làm mềm” không gian.

Ưu điểm khi lựa chọn thiết kế trần bê tông thô

Ưu điểm lớn nhất của trần bê tông thô là giúp không gian thông thoáng và rộng rãi hơn. Đặc biệt là với các căn hộ chung cư giúp mở rộng diện tích. Sau khi bỏ đi lớp thạch cao, trần nhà sẽ cao thêm khoảng 30 cm. Từ đó giúp căn nhà hoặc căn hộ trông lớn hơn diện tích thực. Trần bê tông thô cũng khiến không gian trở nên cá tính hơn. “Trong khi phần lớn người Việt vẫn chọn làm trần thạch cao. Việc làm trần bê tông thô sẽ giúp bạn có một tổ ấm khác với số đông”, NTK Dũng Phan nhận định. Tuy vậy, trần bê tông thô cũng có một số nhược điểm gia chủ cần cân nhắc trước khi quyết định làm.

Nhược điểm khi lựa chọn thiết kế trần bê tông thô

So với trần thạch cao, trần bê tông thô trông không “sạch sẽ” bằng. Nó không hợp với người thích sự chỉn chu hoặc người lớn tuổi. Theo NTK Dũng Phan, phần lớn khách hàng đặt làm trần bê tông thô đều là người trẻ. Họ là những người trên dưới 30 tuổi. “Một căn hộ 120 m2 chỉ làm trần bê tông thô và đi dây điện nghệ thuật ở phòng khách cũng có thể ngốn của gia chủ gần 100 triệu đồng”, ông Dũng ví dụ.

Nhược điểm khi lựa chọn thiết kế trần bê tông thô
Thi công loại trần này có giá thành khá cao

Thi công trần bê tông thô không hề đơn giản. Đôi khi nó còn đắt đỏ và tốn thời gian hơn loại trần thông thường. Vì để thô, đội ngũ thiết kế và thi công sẽ phải đi lại đường dây điện sao cho gọn gàng, thẩm mỹ hơn. Nếu bọc dây điện bằng các chất liệu cao cấp như thép chống cháy, chi phí sẽ đội lên đáng kể. Trường hợp căn nhà hoặc căn hộ có sẵn trần thạch cao còn phải thêm khâu phá trần cũ. Đồng thời khi lựa chọn loại trần bê tông thô, bạn phải chuẩn bị tâm lý cho tình huống thấm nước và nứt bê tông.

Giải pháp chống thấm cho trần bê tông thô

Một cách chống thấm trần nhà bê tông khác mà nhiều hộ gia đình sử dụng là; việc thi công bằng màng chống thấm nguội hay khò nóng. Màng chống thấm tự dính thường có dạng tấm và được phủ một lớp màng HDPE mỏng lên trên bề mặt. HDPE là một loại nhựa chịu nhiệt rất tốt trong môi trường những chất lỏng. Nó không bị thể rỉ và không bị tác động dưới các dung dịch như; muối, axít và kiềm, kể cả trong nước mưa axít. Mặt còn lại được bảo vệ bởi một lớp màng silicon.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *