Tầng trệt là tầng thấp nhất trong ngôi nhà, do vậy, khi thiết kế tầng trệt cần phải thiết kế làm sao để tận dụng được tối đa lượng ánh sáng tự nhiên. Nếu không, căn phòng sẽ vô cùng bí bách và tù túng. Cách để khắc phục yếu điểm này trong thiết kế tầng trệt cho có nhiều ánh sáng tự nhiên là lắp cửa kính. Có thể lắp ở một số vị trí giúp đón được ánh sáng bên ngoài. Trong thiết kế nhà ở, tầng trệt luôn cần thiết kế khoa học và tiện dụng nhất. Đây cũng là tiêu chí mà nhiều gia chủ luôn hướng tới. Mời các bạn cùng theo dõi những lưu ý quan trọng khi thiết kế tầng trệt, qua bài viết dưới đây của ultimatm.com.
Mục Lục
Tìm hiểu đôi nét về tầng trệt
Chưa có khái niệm rõ ràng về tầng trệt, tuy nhiên trong xây dựng. Tầng trệt được hiểu đơn giản là tầng đầu tiên. Trên tầng trệt là tầng cao hơn, dưới tầng trệt là tầng hầm. Tuy nhiên tùy vào vùng miền mà có cách gọi tầng trệt khác nhau.
Nếu từ tầng trệt đi xuống với khu vực nhiều tầng hầm. Sẽ được ký hiệu là các chữ cái B1, B2, B3,… Trong đó, ký hiệu chữ B là chữ đầu tiên trong từ Basement.
Ở nước ta, miền Bắc thường gọi tầng trệt chính là tầng 1. Nhưng người miền Nam không gọi tầng 1 mà gọi là tầng trệt. Theo đó lầu 1 sẽ là tầng 2 của miền Bắc.
Ở các nước châu Âu, tầng trệt là tầng ngay trên mặt đất. Có tên tiếng Anh là Ground floor. Khác với Việt Nam. Tầng trệt sẽ được gắn số 0 hoặc không đánh số. Tiếp theo là tầng 1, cũng chính là tầng đầu tiên.
Riêng nước Mỹ, nhiều phần thuộc Canada nói tiếng Anh. Thì tầng trệt là 1st floor, tầng ngay trên sẽ là 2nd floor và cứ như vậy đánh số lên.
Phân biệt tầng lửng và tầng trệt là gì?
Hiện nay, rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tầng trệt là gì. Và tầng lửng là gì. Đây là hai khái niệm phổ biến và dễ gây nhầm lẫn. Vì chúng cùng được sử dụng với mục đích tận dụng không gian trống. Tuy nhiên, thiết kế giữa 2 kiến trúc này lại khác nhau.
Tầng trệt: Được sử dụng như không gian sinh hoạt chung. Với công trình nhà ở, nó được sử dụng phổ biến làm phòng khách. Hoặc kết hợp với nhiều phòng chức năng như: phòng ngủ, phòng đọc sách, nhà bếp,… Giúp tiết kiệm diện tích nhà ở, tạo nét độc đáo, ấn tượng trong thiết kế. Còn tầng trệt chung cư thường là sảnh chờ, siêu thị, nhà hàng, cửa tiệm,…
Tầng lửng: Thường được thiết kế ở vị trí tầng 1 hay còn gọi gọi là tầng trệt của ngôi nhà. Nó còn được gọi là gác xép, một công trình phụ của tầng trệt. Là không gian liên kết giữa các tầng với nhau.
Những lưu ý quan trọng trong thiết kế tầng trệt
Trong thiết kế nhà ở, tầng trệt là nền tảng của ngôi nhà. Thường sử dụng làm nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong nhà. Cụ thể, tầng trệt sẽ được các kiến trúc sư phòng bếp, phòng ăn. Phòng dành cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, cũng có thể thiết kế thành nơi để xe.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, bởi các gia chủ luôn hướng tới sự khoa học. Tiện dụng khi thiết kế tầng trệt. Do đó, để sở hữu không gian tầng trệt vừa đảm bảo thẩm mỹ. Vừa đáp ứng công năng sử dụng, cần lưu ý những điều sau:
Quy định về chiều cao tầng trệt
Trong xây dựng, chiều cao của tầng trệt được quy định là:
- Chiều cao tối đa là 7m nếu trường hợp lộ giới có chiều rộng hơn 20m
- Chiều cao chỉ 5,8m nếu trường hợp lộ giới có chiều rộng dao động trong khoảng 7 -12m
- Chiều cao tiêu chuẩn chỉ 3,8m nếu trường hợp lộ giới có chiều rộng từ 3,5 trở xuống
Chiều cao lý tưởng nhất mà nhiều gia chủ sử dụng cho ngôi nhà dao động trong khoảng 3,6 – 4,5m
Những lưu ý nội thất tầng trệt
Đối với tầng trệt, không nên sử dụng quá nhiều nội thất. Ưu tiên phương pháp bài trí khoa học. Hơn nữa, kích thước phải đảm bảo phù hợp với tổng thể căn nhà để tạo sự cân bằng.
Lưu ý trong thiết kế tầng trệt để tận dụng ánh sáng tự nhiên
Tầng trệt là tầng thấp, do đó khi thiết kế tầng trệt phải thiết kế. Sao cho tận dụng được lượng ánh sáng tự nhiên tối đa. Nếu không căn phòng sẽ bí bách, tù túng.
Cách thiết kế trệt có được ánh sáng tự nhiên là lắp cửa kính ở một số vị trí đón được ánh sáng bên ngoài. Nếu các mặt của ngôi nhà tiếp giáp với hàng xóm, bạn có thể tận dụng mặt tiền phía sau hoặc bên hông để lấy ánh sáng tự nhiên và đảm bảo không khí lưu thông.