Thị trường nhà ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng về giá

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực đang có nền kinh tế phát triển cực kỳ mạnh mẽ và ổn định trong nhiều lĩnh vực. Khu vực này cũng đang thu hút vốn đầu tư rất lớn từ các tập đoàn lớn đến từ châu Âu hay châu Mỹ. Đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản nhà ở, một thị trường đầu tư không bao giờ mất giá. Theo thống kê thì thị trường nhà ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đón nhận sự tăng trưởng tích cực sau những ảnh hưởng nặng nề mà dịch bệnh Covid-19 mang lại.

Thị trường nhà ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Thị trường nhà ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Thị trường nhà ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Theo báo cáo của Knight Frank mang tên The Wealth Report, 14 trong số 23 thị trường nhà ở chính tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã ghi nhận mức tăng trưởng về giá trong năm 2020.

Theo báo cáo các thương vụ đầu tư châu Á – Thái Bình Dương quý II, năm 2021 của JLL (NYSE: JLL) cho thấy, khối lượng đầu tư bất động sản thương mại ở khu vực này trong nửa đầu năm 2021 đạt 83,5 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực hậu cần và công nghiệp tiếp tục gia tăng, thị trường văn phòng và bán lẻ cũng ghi nhận sự phục hồi liên tục trong khu vực.

Theo đại diện của JLL, khối lượng đầu tư trong hai quý đầu năm nay tiếp tục tăng, nhưng vẫn thấp hơn giai đoạn trước đại dịch Covid-19, cụ thể là giảm 6% so với cùng kỳ 2019.

Chỉ số Nhà ở Quốc tế Cao cấp của Knight Frank theo dõi sự biến động về giá nhà ở hạng sang tại 100 thành phố và thị trường căn nhà thứ hai trên toàn cầu.

Bốn thành phố ở châu Á – Thái Bình Dương nằm trong danh sách 5 thành phố dẫn đầu; với Auckland đứng ở vị trí thứ nhất đạt mức tăng giá hàng năm là 17,5%. Tiếp theo là Thâm Quyến với 13,3%, Seoul với 11,7%, và Manila với 10,2%.

Báo cáo này cũng tiết lộ rằng giá nhà ở tại các thị trường cao cấp vào năm 2020 tốt hơn những năm trước; với mức tăng giá trung bình là 1,9% so với mức 1,8% trong năm 2019.

Nhận xét của Victoria Garett

Theo Victoria Garett, người đứng đầu thị trường nhà ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Knight Frank, động lực lớn nhất hỗ trợ các thị trường nhà ở tại đây là chi phí đi vay thấp và sự lạc quan về vắc-xin ngày càng được cải thiện.

Bà nói: “Chi phí đi vay thấp và sự lạc quan về vắc-xin vào cuối năm 2020; là những động lực chính giúp một số thị trường nhà ở chính tại châu Á – Thái Bình Dương vượt qua cơn bão đại dịch”.

Do New Zealand đang xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19, Auckland dẫn đầu về chỉ số nhà ở; với giá trung bình vào cuối năm cao hơn 18% so với trước đó. Điều này được hỗ trợ bởi sự phục hồi nền kinh tế nhanh chóng của New Zealand; tỷ lệ thế chấp cực thấp, và nguồn cung nhà ở chất lượng rất hạn chế.

“Do các lệnh cấm đi lại, mong muốn được sống trong không gian xanh và rộng mở; để cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn chưa bao giờ lớn như hiện nay… Người nước ngoài đã quay lại nhà và những người mua nhà hạng sang; cũng đang tìm cách nâng cấp nơi ở chính hoặc đầu tư vào một căn nhà thứ hai; khi thị trường chứng khoán tăng giá”, Garett nói.

Doanh số bán bất động sản tại Trung Quốc và Singapore

Doanh số bán bất động sản tại Trung Quốc và Singapore
Bất động sản tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc Đại lục, doanh số bán bất động sản đã hồi phục trở về mức trung bình hàng ngày; tại 30 thành phố lớn của Trung Quốc.

Leonard Tay, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Knight Frank tại Singapore, cho biết; giá của những ngôi nhà đắc địa tại Singapore không hề thay đổi. Việc tiếp tục hạn chế đi lại đã ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu nhà tại đảo quốc này.

“Các biện pháp kéo dài và liên tục nhằm hạn chế dòng khách du lịch đổ vào Singapore; đã ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc mua nhà tới thăm qua; dẫn đến tổng doanh số bán nhà hạng cao cấp giảm 20,4% so với năm 2019”, ông nói.

Nhu cầu về nhà cao cấp tại Singapore tăng

Tuy nhiên, ​​nhu cầu về nhà cao cấp dự kiến sẽ tăng lên ở Singapore vào năm 2021.

Ông cho biết thêm: “Nhu cầu đối với những ngôi nhà sang trọng ở Singapor ​​sẽ tăng vào năm 2021; khi các bất động sản có thể đầu tư vẫn ở mức giá tương đối phải chăng. Điều này dự kiến ​​sẽ củng cố niềm tin của người mua nước ngoài vào thị trường; nhờ đó thúc đẩy doanh số bán hàng của các căn hộ chung cư cao cấp; đặc biệt là khi hiệu quả của vắc-xin được chứng minh là thành công; và việc hạn chế đi lại được nới lỏng”.

Trong nghiên cứu về sự quan tâm của khách hàng, cuộc khảo sát của Knight Frank cho thấy cứ 5 người sở hữu tài sản có giá trị ròng cực cao ở châu Á – Thái Bình Dương thì có 1 người đang có kế hoạch mua nhà vào năm 2021.

Đáng chú ý, Singapore nổi lên là địa điểm đáng mơ ước hàng đầu; với người mua nhà ở hạng sang tại châu Á; và đứng ở vị trí thứ tư trên toàn cầu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *