Tầng tum có phải là 01 tầng không? Phân biệt nó với tầng áp mái

Trong thiết kế nhà ở các bạn thường hay bắt gặp những thuật ngữ  như tầng tum, biệt thự 02 tầng 01 tum, nhà ống 02 tầng 01 tum,… Đây là những thuật ngữ khá phổ biến, tuy nhiên, rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tầng tum và tầng áp mái. Không ít những thắc mắc trên các diễn đàn với chung câu hỏi: “Tầng tum có được tính là một tầng hay không”. Để giúp các bạn hiểu rõ những vấn đề trên, mời các bạn tham khảo những thông tin được cung cấp trong bài viết dưới đây của ultimatm.com.

Tầng tum được tính là một tầng trong trường hợp nào?

Trong thiết kế nhà ở các bạn thường hay bắt gặp những thuật ngữ  như tầng tum
Trong thiết kế nhà ở các bạn thường hay bắt gặp những thuật ngữ  như tầng tum

Theo quy định của Luật Xây dựng, số tầng của tòa nhà hoặc công trình bao gồm. Toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng tum và tầng kỹ thuật), tầng bán hầm. Không bao gồm tầng áp mái. Còn công trình có tầng tum không tính vào số tầng của công trình khi chỉ dùng để:

  • Bao che thang máy hoặc cầu thang bộ.
  • Bao che và bảo vệ các thiết bị công trình (nếu có).
  • Phục vụ mục đích lên mái và cứu nạn.

Đồng thời, tầng tum không bị tính thành 01 tầng. Nếu diện tích không vượt quá 30% diện tích của sàn mái, chiều cao không quá 3m.

Diện tích tầng tum phụ thuộc vào yếu tố nào?

Diện tích tầng tum thường phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng của gia chủ. Với những ngôi nhà có diện tích sàn rộng rãi. Tầng tum có thể được bố trí thêm phòng ngủ, phòng thờ, phòng làm việc.

Ngược lại, ở những ngôi nhà nhỏ hẹp, tầng tum chỉ là phần bảo vệ ngôi nhà khỏi nắng mưa. Che chắn cầu thang lên sân thượng nên diện tích không quá lớn.

Theo đó, việc thiết kế tầng tum cần đảm bảo các quy định về xây dựng hiện hành như:

  • Diện tích tầng tum phải lùi vào 4m so với ranh lộ giới
  • Diện tích của mái tum phụ thuộc vào diện tích còn lại phía trong của sàn mái.

Tùy mục đích, nhu cầu sử dụng của gia chủ, tầng tum sẽ được thiết kế hết. Phần diện tích sàn còn lại hoặc chừa thêm phần làm sân thượng. Nếu muốn làm sân phơi thông thường hoặc bố trí không gian tiểu cảnh sân vườn. Trên tầng thượng thì diện tích tầng tum sẽ được điều chỉnh vừa vặn với kích thước ô cầu thang.

Diện tích tầng tum thường phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng của gia chủ.
Diện tích tầng tum thường phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng của gia chủ.

Phân biệt tầng áp mái với tầng tum

Quy quy định của pháp luật, tầng áp mái được định nghĩa như sau:

“Tầng áp mái là tầng nằm bên trong không gian của mái dốc. Mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp. Trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5m.”

Như vậy, điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tầng tum và tầng áp mái. Là diện tích xây dựng và vị trí tọa lạc. Nếu như tầng áp mái nằm trong không gian của mái dốc và được xây dựng trên toàn bộ mặt sàn. Thì tầng tum nằm ở trên cùng, thường không xây hết mặt sàn. Và dùng để bao che cầu thang dẫn lên sân thượng.

Nhà phố có nên thiết kế tầng tum hay không?

Tầng tum đối với nhà ở có nhiều công dụng hữu ích. Việc thiết kế tầng tum sẽ tùy vào nhu cầu và điều kiện tài chính cụ thể của mỗi gia chủ. Nếu bạn muốn xây thêm tầng để gia tăng diện tích sử dụng. Nhưng khu vực bạn ở lại có quy định giới hạn về số tầng thì tầng tum là giải pháp lý tưởng.

Khi thiết kế tầng tum, gia đình bạn sẽ có thêm không gian sử dụng. Ngôi nhà từ đó trở nên cao thoáng, hài hòa, đẹp mắt hơn. Mà lại không bị tính thêm 01 tầng, không vi phạm quy định xây dựng tại địa phương. Mặt khác, chi phí xây dựng tầng tum cũng không tốn kém bằng việc xây dựng 01 tầng nhà. Điều này giúp gia chủ tiết kiệm đáng kể ngân sách. Nếu ngân sách hạn hẹp. Bạn có thể chọn vật liệu lợp mái bằng nhựa trong, tôn thay vì bê tông.

Định nghĩa nhà phố là gì?

Loại hình nhà phố hiện đang phổ biến trên khắp các tỉnh thành ở nước ta. Những loại hình nhà phố hiện đang được đông đảo các gia đình Việt lựa chọn bao gồm. Nhà phố xanh, nhà phố thương mại, nhà phố sân vườn,… Hiện nay, nhu cầu về loại hình nhà ở này đang không ngừng tăng cao trên thị trường bất động sản. Cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, nhà phố dần hình thành thêm nhiều loại hình khác nhau

Nhà phố (hay được gọi là nhà mặt phố) là những ngôi nhà được xây dựng tại vị trí mặt tiền đắc địa. Vị trí này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cả về mặt kinh tế. Cũng như công năng sử dụng căn hộ cho gia chủ. Hiện nay, nhà phố vẫn luôn là lựa chọn được yêu thích. Đặc biệt thích hợp cho các gia đình muốn tận dụng không gian sống để kết hợp kinh doanh.

Trên đây là bài viết phân biệt tầng tum với tầng áp mái cùng những quy định về tầng tum. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn chọn được cách thiết kế ngôi nhà hợp lý, tiết kiệm mà không vi phạm pháp luật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *