Trong các mẫu thiết kế Châu Âu, những mẫu thiết kế nhà ở, biệt thự có tầng áp mái thường rất được ưa chuộng. Vì thế thật dễ hiểu khi kiến trúc này đã lan rộng một cách mạnh mẽ sang các khu vực bên cạnh, nhất là những nước nhiệt đới như Việt Nam. Ở nước ta, mẫu thiết kế này cũng đang được sử dụng rộng rãi. Vấn đề là làm sao để sử dụng tầng áp mái cho phù hợp với khí hậu nhiệt đới lại và thời tiết Việt Nam, là một câu hỏi khó. Tất cả mọi thắc mắc giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây của ultimatm.com.
Mục Lục
Thế nào là tầng áp mái?
Tầng áp mái là tầng nằm trên cùng của ngôi nhà. Được tạo thành bởi một phần hoặc toàn bộ mặt đứng và mái nghiêng. Nếu tường đứng thì chỉ cao thấp <1,5m so với mặt sàn.
Tại những nước Châu Âu, tầng sát mái được sử dụng rất nhiều. Vì khi vào mùa đông có tuyết rơi, mái dốc sẽ làm tuyết trôi nhanh hơn. Tạo khoảng không gian ấm áp dưới mái nhà.
Ở Việt Nam, tầng áp mái được sử dụng để tăng diện tích, công năng sử dụng. Nhưng vẫn chưa xử lý triệt các vấn đề về khí hậu.
Đặc điểm của tầng áp mái nhà Việt Nam
Xây nhà có tầng áp mái hiện khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng không gian này cho phù hợp với khí hậu. Và cuộc sống thì còn chưa nhiều nhà làm được. Tại các nước hàn đới hay ôn đới, khoảng không gian áp mái thường hữu dụng. Vì khí hậu lạnh, mái dốc để tuyết trôi nhanh, gian dưới mái khá ấm áp. Và nhiều ánh sáng vào phòng, tầng áp mái ở nước ngoài thường sử dụng chất liệu gỗ.
Còn ở tầng áp mái nhà Việt Nam do tính chất khí hậu nhiệt đới. Nóng ẩm mưa nhiều và kết cấu nhà tương đối khác. Cả do hạn chế trong xử lý kỹ thuật, nên tầng áp mái ít sử dụng. Hoặc nếu có thì cũng chỉ làm kho chứa đồ, tầng kỹ thuật. Ở Việt Nam tầng áp mái thường vẫn làm bằng bê tông cốt thép xen lẫn vật liệu gỗ nếu có.
Có hay không nên xây tầng áp mái ?
Do Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hạn chế trong kỹ thuật xử lý nên áp mái thường ít được sử dụng. Hoặc có thì chỉ làm kho, tầng kỹ thuật với chất liệu sử dụng chủ yếu là bê tông cốt thép.
Tại Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt – những nơi có khí hậu ôn hòa, những biệt thự, ngôi nhà ở đây. Thường được xây theo kiến trúc của Pháp nên tầng áp mái được sử dụng khá tốt, tương thích với người ở.
Nếu bạn đang sở hữu một không gian áp mái trong ngôi nhà của mình. Thì có thể nghĩ đến phương án cải tạo, thiết kế thành một phòng sinh hoạt. Điều này không chỉ khiến căn phòng mang tính cách độc đáo của riêng bạn. Mà còn tăng diện tích sử dụng cho ngôi nhà.
Có thể thiết kế thành các loại phòng như:
- Phòng ngủ
- phòng thờ
- Phòng làm việc, đọc sách
- Phòng tập gym
- Phòng sinh hoạt chung
Những quy tắc thiết kế đối với tầng mái
Tầng này cần luôn luôn có cửa sổ
Cửa sổ thường được thiết kế đặc biệt theo độ nghiêng của mái nhà. Hoặc trên bức tường phẳng với mục đích chính là lấy được tối đa ánh sáng, không khí vào bên trong phòng.
Bạn có thể thiết kế cửa sổ theo phong cách yêu thích của bản thân. Đơn giản, cầu kỳ, thanh lịch, sang trọng, lãng mạn,…
Trang trí cho bức tường cho bớt cảm giác nhàm chán
Nếu để trống những bức tường, nó sẽ tạo cho bạn cảm giác nhàm chán, đơn điệu gây tù túng, chật chội. Vì vậy, bạn phải tạo điểm nhấn cho bức tường bằng tranh hoặc hình ảnh. Giấy dán tường, đèn trang trí,… để tăng tính thẩm mỹ cho tầng áp mái.
Bạn không cần đặt nặng vấn đề phải trang trí bức tường như thế nào. Hãy sử dụng những ý tưởng thiết kế mà bạn không dám áp dụng ở những căn phòng khác.
Tạo nét đặc sắc cho mái nghiêng cho ngôi nhà thêm độc đáo
Mái nghiêng là một kiến trúc độc đáo của toàn bộ ngôi nhà.
Bạn có thể làm nổi bật mái nghiêng bằng việc sử dụng các yếu tố trang trí. Màu sơn, vật dụng trang trí, ốp trần, ốp gỗ hoặc gờ tường,… để làm phần mái thêm nổi bật, thu hút hơn.
Tầng áp mái nên phân chia không gian chức năng
Nếu không gian đủ lớn, hãy phân chia thành những khu có chức năng riêng biệt. Vì nếu không phân vùng sẽ khiến nơi này trở nên chật chội hơn, và nhược điểm càng lộ rõ hơn.
Bạn có thể phân chia các khu vực sử dụng bằng thảm trải sàn, đồ đạc, gờ tường,…
Sử dụng triệt để các góc tường cho căn áp mái
Bạn có thể sẽ khó chịu vì căn áp mái sẽ có nhiều góc cạnh. Nhưng hãy biến nhược điểm đó thành ưu điểm cho căn hộ, tạo nét cá tính cho riêng mình.
Tại những vị trí này, bạn có thể sử dụng tối đa diện tích bằng cách thiết kế thành tủ ẩn, góc đọc sách, giường hốc tường,…
Cách chống nóng và chống ẩm đối với tầng áp mái
Hiện nay, có rất nhiều giải pháp chống nóng, chống ẩm cho tầng có thể áp dụng như:
- Đóng trần thạch cao và tường thạch cao kết hợp bông thủy tinh chống nóng
- Sử dụng hệ thống trần nổi và trần chìm chống nóng
- Sơn cách nhiệt: giảm nhiệt độ từ 30 – 35 độ C xuống còn khoảng 20 độ C
- Ngói chống nóng: sử dụng ngói thái, tôn chống nóng
- Động cơ làm mát: điều hòa, máy lạnh
Trên đây là toàn bộ những ý tưởng thiết kế, sử dụng tầng áp mái một cách tiện ích, hiệu quả nhất. Việc thi công, cải tạo phòng áp mái thực sự rất thú vị và giúp tăng thêm diện tích sử dụng cho ngôi nhà. Hy vọng rằng bạn sẽ hài lòng với không gian mới này.