Những điều nhà đầu tư cần biết khi kinh doanh bất động sản shophouse

Kinh doanh hoặc mua bất động sản shophouse đã và đang trở thành trào lưu trong thời gian gần đây. Được biết, tính ứng dụng lớn nhất của những căn nhà này chính là làm khu mua sắm, giải trí với lượng khách hàng đông đảo hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận cao. Bài viết này, ultimatm.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến shophouse là gì? Những thông tin cụ thể về ưu điểm và nhược điểm của shophouse, để qua giúp chủ đầu tư hiểu thêm về mô hình kinh doanh bất động sản này và có những quyết định đầu tư thông minh nhất.

Shophouse có nghĩa là gì?

Shophouse là hình thức căn hộ nhà ở kết hợp với cửa hàng thương mại
Shophouse là hình thức căn hộ nhà ở kết hợp với cửa hàng thương mại

Shophouse là hình thức căn hộ nhà ở kết hợp với cửa hàng thương mại. Shophouse còn có thể gọi với tên gọi khác là nhà phố thương mại. Đây là hình thức bất động sản không mới trên thế giới. Tại các quốc gia phát triển tại châu Á như Singapore (dãy phố mua sắm Geylang), Malaysia (shophouse ở Penang, Malacca),…các căn shophouse cũng làm mưa làm gió thị trường.

Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây nhưng shophouse cũng nhanh chóng chứng tỏ mình và tạo nên cơn sóng đầu tư mạnh mẽ. Không giống như việc thuê mặt bằng với giá thành đắt đỏ từ chủ đầu tư lên đến vài chục nghìn đô-la/tháng và chỉ được thuê trong thời gian ngắn hạn, việc sở hữu shophouse đồng nghĩa với việc bạn được cấp sổ đỏ và làm điều bạn muốn.Shophouse sở hữu nhiều lợi thế và diện tích, không gian vị trí và thường chỉ có mặt tại các trung tâm thương mại hay các thành phố lớn, nơi có dân cư đông đúc, sầm uất.

Đánh giá những tiềm năng của shophouse

Vị trí trắc địa

Đây là ưu điểm đầu tiên và quan trọng nhất đối với Shophouse. Hầu hết các căn hộ này đều được đặt ở tầng trệt của một căn nhà chung cư, trung tâm của các dự án bất động sản,…Qua đó nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh tối ưu. Từ đó, nhà đầu tư có thể kinh doanh hoặc cho thuê một cách dễ dàng. Thêm vào đó, tại shophouse, bạn có thể di chuyển dễ dàng đến các khu vực khác. Mà bạn không gặp bất cứ trở ngại nào về khoảng cách. Bởi vị trí trung tâm luôn được các chủ đầu tư nhắm đến để đặt shop house.

Tính ứng dụng cao

Shophouse có tính ứng dụng rất cao
Shophouse có tính ứng dụng rất cao

Đặc điểm chính của các căn shophouse chính là thiết kế hiện đại phục vụ đến 2 mục đích khác nhau: kinh doanh và cư trú. Điều này giúp cho nhà đầu tư có thể tận dụng tối đa không gian và tiết kiệm chi phí hiệu quả nâng cao lợi nhuận khi kinh doanh. Các căn hộ shophouse thường được thiết kế với các tầng phía dưới làm khu vực kinh doanh và các tầng phía trên làm khu vực sinh hoạt của gia đình. Chắc chắn không gian riêng tư luôn được đảm bảo tốt nhất.

Thuận tiện mua đi bán lại

Các căn shophouse thường được đặt ở những vị trí đắc địa nhất trong một dự án bất động sản. Tuy nhiên số lượng các căn là không nhiều. Chúng ta có thể thấy rõ được những lợi ích mà căn hộ mang lại, chính vì thế tính thanh khoản của những căn như thế này là rất cao. Nhà đầu tư bất động sản có thể mua đi bán lại hoặc cho thuê một cách dễ dàng. Đặc biệt, các căn shophouse được thiết kế đẹp, hiện đại và có diện tích khá rộng.

Những nhược điểm của shophouse nhà đầu tư cần cân nhắc

– Giá thành cao: Vì nhưng ưu điểm vượt trội. Vậy nên các căn shophouse thường có giá cao.

– Thời hạn giấy chứng nhận: Trong trường hợp là đất dự án của các chủ đầu tư, thời hạn sử dụng đất thường không quá 50 năm. Mặc dù khi có nhu cầu sẽ được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng.

– Shophouse trong nhiều trường hợp không mang lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi. Nhiều người mua shophouse với mục đích chủ yếu là mua đi bán lại để sinh lời.

Tuy nhiên lợi nhuận phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nhu cầu của người mua, số lượng dân cư trong khu vực đó, thậm chí các dự án shophouse mang tính thời điểm nên hiệu quả kinh doanh có thể không như mong đợi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *