Được biết đất quy hoạch là đất được khoanh vùng cho một số mục đích để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường…tất cả được dựa trên tiềm năng và nhu cầu sử dụng đất. Mua nhà đất nhưng không biết mảnh đất mình mua có thuộc diện đất dính quy hoạch sẽ khiến bạn bị thiệt hại số tiền lớn. Bởi vậy, trước khi xuống tiền, bạn hãy cố gắng kiểm tra kỹ mảnh đất có nằm trong diện quy hoạch không. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lường trước những rủi ro mình có thể mắc phải. Những Phân tích – Nhận định dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt thông tin hơn, đừng bỏ qua nhé.
Mục Lục
Đất thuộc diện quy hoạch có thể hiểu là gì?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 điều 3 Luật đất đai 2013:
- Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế-xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
- Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Đất quy hoạch là phần đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương. Phân theo từng mục đích sử dụng và được chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như:
- Quy hoạch xây dựng khu dân cư
- Quy hoạch đường sắt
- Quy hoạch làm đường giao thông…
Việc quy hoạch này được đưa ra để hoạch định chính sách, phát triển kinh tế địa phương. Đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả. Và đây cũng là cơ sở để:
- Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng “đất”
- Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
- Cơ sở để Nhà nước thực hiện việc đền bù về đất, chi phí về đất cho người dân khi có quy hoạch cần thu hồi đất.
Những rủi ro có thể gặp phải khi dính đất quy hoạch “treo lơ lửng”
– Theo quy định, sau 3 năm, Nhà nước sẽ tiến hành điều chỉnh hoặc xóa bỏ quy hoạch. Thực tế, quá trình này không diễn ra chỉ trong vài ngày hay vài tuần mà bạn có thể phải thấp thỏm tới nhiều năm trời mới biết được tương lai của dự án. Nếu không muốn bị chôn vốn thì nhà đất quy hoạch treo không nên được chọn làm kênh đầu tư.
– Nếu quy hoạch bất ngờ phục hồi thì kế hoạch ban đầu của bạn chắc chắn sẽ phải suy nghĩ lại. Không những thế, bạn phải tính đến khả năng thiệt hại do tiền đền bù thấp. Hay tình trạng đột ngột phải thay đổi nơi cư trú…
– Khi mua phải nhà đất quy hoạch “treo” đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Người mua sẽ bị hạn chế trong khai thác sử dụng, thi công, cải tạo và sửa chữa nhà.
– Người mua sẽ rất khó trong việc tìm đối tượng để chuyển nhượng. Giao dịch khi lỡ “xuống tiền” cho những sản phẩm địa ốc thuộc quy hoạch “treo” và mong muốn thoái vốn.
Có nên đầu tư nhà đất quy hoạch “treo” hay không?
Nếu bạn nắm chắc thông tin quy hoạch và có những dự đoán chuẩn xác. Đó chắc chắn sẽ là quyết định đầu tư “một vốn, bốn lời”. Tuy nhiên, kết quả này còn mang nhiều phần may rủi. Gần như không có một căn cứ nào đủ vững chắc để chúng ta có thể loại bỏ 100% những nguy cơ rủi ro xoay quanh nó.
Tuy nhiên, nhiều dự án “treo” nằm trên các vị trí “vàng”, giao thông thuận tiện và tiện tích đa dạng. Nếu quá thời hạn 3 năm, cơ quan Nhà nước quyết định xóa bỏ quy hoạch. Người mua rõ ràng đã “trúng mánh” lớn. Nhiều nhà đầu tư nhờ nước cờ mạo hiểm này mà thu về tay lợi nhuận khổng lồ. Tóm lại, nếu bạn mong muốn có một nơi cư trú ổn định, lâu dài hay mong muốn một kênh đầu tư an toàn. Nhà đất dính quy hoạch “treo” sẽ không phải lựa chọn được khuyến khích.
Hướng dẫn kiểm tra đất có dính quy hoạch hay không
– Kiểm tra sổ đỏ hoặc sổ hồng, thông tin về việc quy hoạch thường nằm trong phần ghi chú.
– Liên hệ công ty nhà đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
– Xin xác nhận quy hoạch phần đất tại cơ quan có thẩm quyền.