Ở những địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 sẽ hạn chế đi lại tối đa. Do đó, nhu cầu dữ trữ hàng hóa của người dân của tăng cao rất nhiều. Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng cần số lượng lớn lúa gạo cho những khu vực phong tỏa, khu cách ly, … Do đó cần phải mới có nhu cầu đẩy mạnh mua lúa gạo số lượng lớn hỗ trợ người dân mùa dịch. ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước nên là nguồn gạo tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Cục dự trữ nhà nước đã xuất và không thu tiền 15.356,29 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia. Nguồn gạo này sẽ hỗ trợ những gia đình khó khăn, khu vực cách ly, phong tỏa và cả vùng đỏ.
Mục Lục
Khó khăn trong thu hoạch, sản xuất và lưu thông lúa gạo
NHNN chi nhánh các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã có phản ảnh tình hình hiện tại. Nhiều nơi đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Doanh nghiệp ngành lúa gạo gặp khó khăn trong việc thu hoạch, lưu thông, sản xuất – chế biến và xuất khẩu gạo. Nhưng lúa gạo lại là lương thực chính của người Việt nên sẽ khó cung ứng đủ.
Sẽ có các giải pháp tín dụng cho ngành
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết trong thời gian tới, ngành NH sẽ triển khai nhiều giải pháp tín dụng đối với ngành lúa gạo. Trong đó, tiếp tục tập trung để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn. Cụ thể là của thương nhân kinh doanh, đầu tư, chế biến gạo, người sản xuất lúa. Điều chỉnh sao cho có thời hạn và lãi suất hợp lý khi cho vay. Mở rộng, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp để bảo đảm đủ nguồn vốn thu mua, tạm trữ lúa, gạo cho nông dân.
Thực hiện nghiêm chỉnh trần lãi suất vay ngắn hạn
Thực hiện nghiêm túc quy định trần lãi suất vay ngắn hạn với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong đó có ngành lúa gạo; tiết giảm mọi chi phí hoạt động không cần thiết để dành nguồn lực giảm lãi suất vay; thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay. Tỷ lệ giảm có thể lên tới 1 điểm %/năm trong các tháng cuối năm.
Áp dụng nhiều hình thức cho vay
Linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay; xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền; tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục cho vay… Những thay đổi này mong rằng có thể tác động tốt cho ngành lúa gạo và kinh tế.
TP HCM và Long An được xuất cấp không thu tiền 15.356,29 tấn gạo
Ngày 26-8, có thông tin từ Tổng cục Dự trữ nhà nước (DTNN). Đơn vị đã giao Cục DTNN khu vực TP HCM thực hiện xuất cấp không thu tiền 15.356,29 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia. Vận chuyển, giao gạo tại trung tâm quận, huyện, thị xã, thành phố theo kế hoạch phân bổ, tiếp nhận của UBND TP HCM và tỉnh Long An. Lượng gạo này để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Trong đó, xuất hỗ trợ đợt 1 cho người dân TP HCM là 14.549,29 tấn gạo. Và xuất hỗ trợ cho người dân tỉnh Long An là 807 tấn gạo. Tổng cục DTNN yêu cầu Cục DTNN khu vực TP HCM hoàn thành công tác giao nhận gạo đến hết ngày 10-9.
Cục DTNN khu vực Đông Nam Bộ cũng đã tổ chức xuất cấp hơn 8.360 tấn gạo dự trữ đợt 1. Lượng gạo này để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do Covid-19 tại tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, Cục DTNN khu vực Nam Tây cũng đã hoàn thành xuất cấp 534,390 tấn gạo cho tỉnh Đắk Lắk để hỗ trợ cho người dân vào chiều 25-8. Riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Chi cục DTNN Lâm Đồng thực hiện xuất hỗ trợ 577,11 tấn gạo. Chủ yếu hỗ trợ cho người dân của 8 huyện, thị xã trên địa, hoàn thành trước ngày 31-8.