Bong bóng nhà ở chính là nguy cơ khủng hoảng xảy ra khi giá trị bất động sản hay doanh số bán nhà trên thế giới đột ngột quay trở lại. Điều này rất dễ khiến các chủ đầu tư phá sản ngay trong phút chốc. Mặc dù bất động sản là thị trường có thể mang lại lợi nhuận cực cao nhưng đồng thời cũng kéo theo rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bài viết dưới đây là những thông tin về tình trạng các quốc gia đang có nguy cơ bong bóng nhà ở mà chúng tôi đã cập nhật được. Mời các bạn theo dõi.
Mục Lục
Những quốc gia có nguy cơ bong bóng nhà ở
Đây đều là các quốc gia có tỷ lệ giá nhà trên thu nhập; và giá nhà trên giá cho thuê cao nhất thế giới.
Đại dịch đã kìm hãm thị trường nhà ở trên toàn thế giới, nhưng chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Doanh số bán nhà liên tục tăng trở lại ở nhiều quốc gia; gây ra lo ngại về bong bóng nhà ở.
Theo phân tích của Bloomberg, New Zealand, Canada và Thụy Điển nằm trong nhóm các nước có nguy cơ bong bóng cao nhất trong số 38 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Trong khối OECD, nhiều quốc gia chứng kiến tỷ lệ giá nhà trên giá thuê và giá nhà trên mức thu nhập; cao kỷ lục so với mức trung bình trong lịch sử. Một số thành phố của Canada thậm chí đã chứng kiến mức tăng giá nhà hàng năm lên đến hơn 30%.
Canada và New Zealand dường như đang ở trên một con đường kém bền vững nhất; khi tỷ lệ giá mua nhà so với tiền lương ở hai nước này là cao nhất thế giới. Úc, Na Uy, Thụy Điển và Vương quốc Anh cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo, Shah nói.
Các nhà hoạch định chính sách đã bắt đầu hành động. Chính phủ Canada đã áp dụng thuế đối với người mua nước ngoài, trong khi người nước ngoài bị cấm mua nhà ở New Zealand. Thách thức tiếp theo sẽ là liệu giá có tiếp tục tăng hay không khi Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương khác sẵn sàng cắt giảm lãi suất.
Tình hình của giá nhà ở một số quốc gia trong khối OECD
Hoa Kỳ, quốc gia có giá nhà ở cao ngất ngưởng trong khối OECD, đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách các nước có nguy cơ bong bóng cao. Danh sách này cũng bao gồm Na Uy, Vương quốc Anh, Đan Mạch, Bỉ, Áo và Pháp.
Giá nhà ở các quốc gia thành viên OECD đạt mức kỷ lục trong quý 3 năm 2020. Tỷ lệ giá nhà trên thu nhập và trên giá cho thuê tại 38 quốc gia của khối này; đều vượt qua mức của năm 2008 vào cuối năm 2020.
Theo Bloomberg, giá nhà đang được đẩy lên mức chưa từng có trên toàn cầu; do lãi suất thấp kỷ lục, các chính sách kích thích tài khóa; chi tiêu hạn chế do phong tỏa khiến người dân có một khoản tiết kiệm để đặt cọc mua nhà; nguồn cung nhà ở hạn chế, và kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch.
Trong khối OECD, Nhật Bản và Ý là những nước duy nhất có tỷ lệ giá nhà trên giá thuê; và trên thu nhập đang ở mức thấp hơn mức trung bình từ trước đến nay.