Tiêu chí trong thiết kế nhà bếp là gì nhỉ? Thuận tiện, ngăn nắp, sang trọng, hiện đại, thoáng đãng,…? Hiện đại hay cổ điển thì tuỳ vào phong cách của gia chủ. Còn các yếu tố như thuận tiện, thoáng đãng thì hầu như căn bếp nào cũng cần có. Một gian bếp phù hợp sẽ cho gia đình bạn không gian ấm áp, thoải mái khi quây quần bên nhau. Bữa cơm gia đình sẽ trở nên vui vẻ, cảm giác khoan khoái hơn. Có rất nhiều phong cách bài trí nhà bếp. Cùng xem qua xem thời gian gần đây kiểu bài trí nhà bếp nào đang là xu hướng nhé.
Mục Lục
Những kiểu bài trí nhà bếp thịnh thành
Bài trí nhà bếp kiểu đảo bếp
Đây là một lựa chọn hiện đại, sang trọng tuyệt vời nếu không gian nhà bạn đủ lớn. Cách thiết kế thêm bàn đảo bếp tận dụng sự kết hợp giữa thiết kế bếp hình chữ L và thẳng với không gian đảo riêng biệt. Đảo bếp không chỉ đóng vai trò trang trí. Đó còn là một khu vực đa chức năng, giúp việc nấu nướng của gia chủ dễ dàng hơn.
Đảo bếp thường được đặt ở giữa phòng bếp. Tùy theo diện tích căn phòng mà có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Thiết kế này có hai khu vực làm việc và lưu trữ đối lập nhau. Thế nên nó rất lý tưởng cho không gian sống và giải trí mở.
Đảo bếp sẽ cung cấp thêm cho bạn không gian lưu trữ, khu vực hoạt động khác rộng rãi ngoài việc chuẩn bị bữa ăn. Bạn cũng có thể sử dụng chúng như một tính năng trung tâm của căn nhà, là không gian làm việc, quầy bar mini giải trí, làm bánh,…
Bố trí nhà bếp theo hình chữ G
Kiểu bếp này thích hợp cho việc tối ưu hóa diện tích, mang đến không gian đẹp, thông thoáng, thuận tiện cho việc di chuyển. Với thiết kế 4 cạnh tạo nên các khu riêng biệt, thiết kế bếp hình chữ G giúp tối đa hóa không gian lưu trữ, giúp căn bếp luôn gọn gàng, ngăn nắp.
Nhà bếp hình chữ L
Cách bố trí bếp này được sử dụng phổ biến trong nhiều gia đình. Nó lý tưởng cho những ngôi nhà nhỏ hơn vì nó tối đa hóa không gian sàn có sẵn. Hơn nữa, nó cung cấp khả năng lưu trữ tối đa và người ta có thể thêm một bàn ăn nhỏ trong khu vực bếp.
Kiểu bố trí này thích hợp cho gia chủ yêu thích sự tối giản, hiện đại trong thiết kế nội thất. Ba ưu điểm của bố cục này là tính hiệu quả, khả năng tiếp cận và tạo không gian kết nối mở với phòng khách, phòng ăn.
Phong cách nhà bếp Galley
Bếp galley hay còn được gọi là bếp song song, khu vực nấu ăn, các thiết bị, đồ dùng bếp được bố trí hai bên tường với một lối đi ở giữa. Kiểu bố trí này dễ thấy tại các nhà hàng bởi chúng cho phép nhiều người tham gia vào việc nấu nướng. Thiết kế này khó kết hợp với khu vực ăn uống (bàn ăn) và giới hạn tương tác. Do đó, để tạo không gian mở và thông thoáng hơn, thường một bức tường sẽ được thiết kế thành quầy bar hoặc bàn đảo.
Bố cục đơn giản: nhà bếp thẳng
Trái ngược với các kiểu bố trí khác, kiểu bếp này sử dụng quy trình làm việc “đường thẳng” thay vì “hình tam giác”, tất cả thiết bị, đồ dùng bếp được bố trí trên một mặt tường. Bồn rửa thường được đặt ở giữa tủ lạnh và bếp nấu để hạn chế việc di chuyển nhiều, tạo sự thuận tiện trong quá trình nấu nướng. Thiết kế này thích hợp cho các căn hộ dạng studio, căn hộ nhỏ.
Phong cách hình chữ U
Thiết kế bếp hình chữ U với không gian không khép kín; được bao quanh bởi ba mặt tủ bếp giúp phân tách khu nấu nướng biệt lập, rộng rãi và linh hoạt. Đôi khi, một cạnh bếp chữ U còn có thể được thiết kế thành quầy bar; hay thiết kế bàn đảo…
Bếp chữ U phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Với không gian lớn, bếp chữ U cung cấp thêm không gian lưu trữ, sơ chế; cũng có thể thiết kế thêm quầy trưng bày nước, bàn ăn,… Với không gian bếp nhỏ hơn, các cạnh của bếp chữ U có thể được rút ngắn lại để tối ưu hóa việc di chuyển trong gian bếp; thế nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chức năng.
Một số màu sơn bếp thịnh thành
Đánh thức mọi giác quan với sơn tường màu trắng tinh khiết
Trắng là màu sắc được sử dụng phổ biến nhất cho hầu hết các phòng bếp. Đây là gam màu tuyệt vời để bắt đầu khi áp dụng phong thủy trong ngôi nhà. Tượng trưng cho sự sạch sẽ và tinh khiết, màu trắng đánh thức mọi giác quan trong không gian chuẩn bị thức ăn.
Nâng cao tinh thần và sự vui vẻ cho cả gia đình qua sơn màu vàng
Màu vàng là lựa chọn lý tưởng khác dành cho phòng bếp. Màu vàng tạo ra không gian nâng cao tinh thần và sự vui vẻ cho cả gia đình; nhất là khi thưởng thức bữa ăn cùng nhau. Bạn nên chọn sơn nhà màu vàng nhạt hoặc màu vàng trang sức nhẹ nhàng; tránh xa những màu quá rực rỡ, khiến bầu không khí căng thẳng, dễ nóng giận.
Xem thêm tin tức mới nhất về thiết kế, xây dựng tại đây.