Cho đến tình hình hiện tại, thì chúng ta cũng có thể thấy được thị trường bất động sản nhà cho thuê giá thấp hướng đến đối tượng sinh viên, người lao động tự do, công nhân,… họ đang phải rơi tình cảnh đóng băng tất cả vì đại dịch covid đã diễn ra rất phức tạp ở cả Hà Nội và Hồ Chí Minh. Khi tình hình dịch kéo dài đã làm cho nhóm khách thuê này buộc phải rời thành phố, quay trở về quê hương để sống, điều này đã làm cho tỉ lệ phòng trống ngày càng nhiều, dù giá giảm sâu thì cũng chẳng có người để hỏi thuê. Sau đây, ultimatm sẽ gửi đến bạn những thông tin về tình hình cho thuê nhà, cũng như khó khăn họ đang gặp phải ở hai thành phố này.
Mục Lục
Tình hình hoạt động cho thuê nhà ở TP. Hà Nội
Hoạt động kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân bị ngưng trệ do dịch Covid-19 đã khiến phân khúc nhà cho thuê điêu đứng. Theo các chuyên gia kinh tế, hiện tỷ suất sinh lời của các phân khúc như nhà phố, căn hộ cho thuê đã xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua.
Cuối tháng 4, dịch bệnh Covid-19 bùng phát thì trong tháng 5, đầu tháng 6, phân khúc nhà trọ giá rẻ đã chứng kiến làn sóng trả phòng. Khách thuê là sinh viên, công nhân, người lao động đều quay trở về quê. Sinh viên chuyển sang hình thức học online, nhiều nhà hàng, cơ sở dịch vụ đóng cửa. Công trường ngừng hoạt động khiến công nhân. Người lao động tự do mất việc. Họ buộc phải rời thành phố khi không còn kế mưu sinh.
Theo khảo sát của ultimatm khi đó, giá thuê phòng trọ các khu vực Quan Hoa, Dịch Vọng Hậu, đường Cầu Giấy. Trần Thái Tông (Cầu Giấy) Nguyễn Trãi. Phùng Khoang, Hạ Đình, Khương Đình, Thượng Đình. Triều Khúc (Thanh Xuân), Đình Thôn, Trung Văn. Mễ Trì Mỹ Đình (Nam Từ Liêm), Định Công (Hoàng Mai) dao động phổ biến từ 1,8-2,5 triệu đồng/căn/tháng. Mức giá rẻ hơn 1-1,5 triệu đồng/tháng là những căn nhà trọ cấp 4. Vệ sinh chung nằm sâu trong các ngõ ngách của các khu vực trên.
Phòng trọ cho thuê giá rẻ cũng đang phải đóng băng
Ý kiến bà Nguyễn Thị Nụ chủ nhà trọ ở Cầu Giấy
Đến thời điểm hiện tại, dù giá thuê giảm 10-20% nhưng thị trường vẫn rất hiếm khách thuê. Tuy nhiên, theo các chủ nhà trọ, thời điểm tháng 5, tháng 6, dù nhiều người trả phòng nhưng làn sóng rời đi chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng khách thuê. Thực tế, khoảng 70% lượng khách thuê còn lại, nếu có mất việc vẫn bám trụ lại để tìm công việc khác. “Họ buộc phải ở lại Hà Nội tìm công việc khác. Còn về quê thì không có việc để làm”, bà Nguyễn Thị Nụ, chủ một khu nhà trọ tại Cầu Giấy cho biết.
Thế nhưng dịch bệnh kéo dài đến tận thời điểm hiện tại. Khiến số lượng người thất nghiệp tăng cao và những người thất nghiệp từ trước càng khó tìm việc. Số khách thuê trả phòng, về quê tăng mạnh. “Đến giữa tháng 7, khu trọ của tôi chỉ còn hơn 40% khách thuê, một nửa số phòng bị bỏ trống. Tôi treo biển hàng tháng trời và sẵn sàng giảm giá thuê xuống chỉ còn một nửa so với trước dịch. Cũng không có người hỏi thuê”, bà Nụ cho biết.
Hơn chục năm cho thuê phòng, đây là thời kì bà Nụ “thất thu” nhất với dãy phòng trọ. Hiện tại, với những khách thuê còn lại, bà cũng đã giảm một nửa tiền phòng nhưng phần lớn người thuê đều xin nợ, hẹn thanh toán sau. Bà Nụ cũng thông cảm bởi do giãn cách. Khách thuê là công nhân tại các công trường, giúp việc theo giờ, dọn vệ sinh, nhân viên chạy bàn các nhà hàng đều không có việc nên không có nguồn thu.
Ông Lê Văn Nam chủ phòng trọ ở Mễ Trì cho biết
Ông Lê Văn Nam, chủ khu trọ 20 phòng ở Mễ Trì cũng cho biết. Dãy trọ của ông có 9 phòng trống khách từ tháng 6 và đến giờ vẫn chưa có người thuê. Trước khi có dịch, ông chỉ cần treo biển cho thuê vài ngày là đã có khách thì nay tấm biển cho thuê đã treo đến hơn 2 tháng nhưng các phòng vẫn trống. Khu nhà trọ của ông chủ yếu là sinh viên, vợ chồng trẻ, người trẻ mới đi làm thuê ở với mức giá 1,5-1,9 triệu đồng/phòng/tháng. Bản thân vẫn còn nợ ngân hàng khi đầu tư dãy nhà trọ này. Nhưng dịch bệnh ông Nam vẫn miễn 1/3 tiền phòng cho những người đang thuê.
Những biển cho thuê phòng trọ đang được treo dày đặc. Ở các khu vực vốn được mệnh danh là “thiên đường” nhà trọ giá rẻ như Quan Hoa, Dịch Vọng Hậu, đường Cầu Giấy, Trần Thái Tông (Cầu Giấy) Nguyễn Trãi, Phùng Khoang, Hạ Đình. Khương Đình, Thượng Đình, Triều Khúc (Thanh Xuân), Đình Thôn, Trung Văn, Mễ Trì, Mỹ Đình (Nam Từ Liêm), Định Công (Hoàng Mai). Nhưng khách hỏi thuê gần như không có. Những xóm trọ đang đìu hiu, vắng lặng hơn bao giờ hết.
Chị Trương Thanh Bình, chủ nhà trọ ở Tân Mỹ cũng đã thông tin
Chị Trương Thanh Bình, chủ nhà trọ ở Tân Mỹ (Nam Từ Liêm) chia sẻ. 8 phòng trọ của chị đang trống 5 phòng một tháng rưỡi nay. Nhưng chị đã cất biển cho thuê nhà từ đầu tháng và dừng việc dán tờ rơi ở các bảng tin, cột điện. Dừng cả việc đăng tin trên mạng xã hội để tìm khách. “Tôi không có ý định tìm khách vì giai đoạn này việc tìm được khách gần như không thể. Quan trọng hơn là dịch bệnh phức tạp, tôi cũng e ngại người thuê mới. Vì không biết họ đã đi đâu, tiếp xúc với ai, liệu có mang bệnh trong người không. Tôi đợi hết giãn cách xã hội rồi mới tính tiếp”, chị Bình thở dài chia sẻ.
Giá cho thuê giảm, vẫn khó tìm khách ở TP. HCM
Chị Hương, chủ 2 căn nhà trọ nguyên căn (15 phòng) trên đường Dương Quảng Hàm (Q. Gò Vấp) TP. HCM. Cho biết bình thường mỗi phòng chị cho thuê 2-2,5 triệu đồng/tháng tùy theo diện tích, vị trí (chưa tính điện, nước). Tuy nhiên, từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay. Trong tháng 6, 7 và 8 chị quyết định giảm giá thuê mỗi phòng 500.000 đồng/tháng. Để hỗ trợ người dân, sinh viên ở trọ.
“Giai đoạn này ai cũng khó khăn do không đi làm được, mình giữ giá cũ họ đóng không nổi chuyển đi nơi khác. Phòng trống kiếm khách mới càng khó hơn. Nên thôi đành chủ động giảm để giữ chân khách cũng như chia sẻ một phần khó khăn mùa dịch với khách trọ” – chị Hương chia sẻ.
Cách làm của chị Hương cũng là của nhiều chủ đầu tư nhà trọ tại TP. HCM trong thời gian qua. Theo khảo sát của Dân Việt, mức giá thuê được các chủ nhà giảm thấp hơn 10-30%. Thậm chí có chủ trọ “chơi sang” giảm tới 50% giá thuê so với thời điểm trước dịch để… “giữ chân” khách thuê.
Thống kê tình hình bất động sản hiện tại ở TP. HCM
Trong khi đó, theo số liệu từ các đơn vị nghiên cứu thị trường. Loại hình BĐS cho thuê đã có phần tiêu cực ngay từ đầu quý 2/2021. Dữ liệu từ Savills Việt Nam cho thấy, trong quý 2/2021, công suất cho thuê căn hộ tại TP. HCM dù đã tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào các hợp đồng lưu trú dài hạn trở lại và các chuyên gia nước ngoài quay lại Việt Nam. Nhưng cũng chỉ đạt mức 64% so với tổng nguồn cung 6.200 căn. Mức giá thuê trung bình 20,8USD/m2/tháng. Giảm khoảng 4% so với quý trước đó và giảm 11% so với cùng kỳ.
Giá thuê hạng B giảm nhiều nhất do đối mặt với việc chấm dứt hợp đồng sớm. Gần 30% dự án giảm giá tới 30% cho các hợp đồng thuê dài hạn. Còn theo báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản quý 2/2021 của Colliers Việt Nam – một đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường bất động sản – cho thấy. Bắt đầu từ tháng 5, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 trở lại. Đã khiến cho phân khúc BĐS cho thuê giảm mạnh ở TP. HCM do phải thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, 16.
Trong khu vực trung tâm hành chính, giá thuê trung bình tại các trung tâm thương mại giảm 15% trong thời gian diễn ra dịch bệnh. Từ 3,1 triệu đồng/m2/tháng còn 2,64 triệu đồng/m2/tháng, với tỷ lệ trống trung bình khoảng 1,5%. Trong khi đó, giá thuê trung bình ở khu vực ngoài trung tâm có mức giảm sâu hơn. Khoảng 30% trong thời gian diễn ra dịch bệnh, từ 805.000 đồng/m2/tháng còn 563.000 đồng/m2/ tháng. Tỷ lệ trống trung bình khoảng 14%.