Theo như số lượng thống kê, hiện nay có hơn 300 dự án bất động sản đang treo rải rác khắp các địa bàn quận, huyện TP. Hà Nội gây nên ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến mỹ quan của đô thị. UBND TP. Hà Nội cũng đã khẳng định kiên quyết sẽ chấm dứt những dự án đầu tư treo, ôm đất rồi bỏ hoang, thu hồi đất bởi không đưa vào sử dụng, hoặc chậm theo như kế hoạch đã đưa ra, theo quy định của pháp luật trước đã có. Không chỉ thế hiện nay tình trạng ôm đất đang diễn ra vô cùng phổ biến, phức tạp, hôm nay ultimatm sẽ gửi đến bạn những thông tin cụ thể về vấn đề này.
Mục Lục
Thông tin từ Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội
Theo đó, UBND TP giao Sở Tài nguyên Môi trường (TN-MT) Hà Nội chủ trì, phối hợp các Sở, ngành như Kế hoạch và Đầu tư. Quy hoạch – Kiến trúc, Tài chính, Xây dựng, Cục Thuế thành phố. Căn cứ các nội dung kiến nghị của HĐND thành phố. Xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2023 việc đôn đốc, kiểm tra. Xử lý các dự án sử dụng đất vốn ngoài ngân sách chậm triển khai. Vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố với các nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Báo cáo UBND TP trong tháng 8/2021 để xem xét, chỉ đạo.
Phát sinh dự án chậm triển khai
Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội quyết tâm xử lý các dự án “treo”, nhưng đến nay. Kết quả của sự quyết tâm đó cũng chỉ là những con số kiêm tốn, thậm chí ngày càng “phình” to hơn. Theo kết quả giám sát của TP. Hà Nội từ năm 2018, có 379 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai.
HĐND TP Hà Nội cho biết, tính đến tháng 5/2021 trên địa bàn TP có 287 dự án đã được giao đất. Nhưng chậm triển khai. Vi phạm Luật Đất đai. Như dự án đầu tư xây dựng bệnh viện quốc tế Nam Cường tại Khu đô thị mới Dương Nội (Hà Đông) của Tập đoàn Nam Cường. Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sử dụng đất xây dựng công trình thương mại dịch vụ văn phòng tại Khu đô thị mới Cầu Giấy.
Tuy nhiên, qua việc tái giám sát cho thấy vẫn còn nhiều dự án “treo”. Từ năm 2018 đến nay, Hà Nội có thêm hơn 10 dự án chậm triển khai. Trong đó, 66 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tục đầu tư, chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt; 324 dự án đã được giao đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai tính đến tháng 4/2021.
Nhiều dự án bỏ hoang hàng chục năm gây bức xúc
Việc hàng trăm dự án án chậm triển khai, ôm đất, bỏ hoang. Trong đó có những dự án ở ngay vị trí trung tâm Hà Nội không chỉ để lại hệ lụy về mặt cảnh quan, văn minh đô thị. Lãng phí tài nguyên đất, thiệt hại lớn về kinh tế. Gây nhiều bức xúc khi ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Được san lấp mặt bằng từ đầu những năm 2000, thế nhưng sau hàng chục năm triển khai. Một khu đô thị ở huyện Mê Linh về cơ bản vẫn trong tình trạng hoang tàn với hàng chục hecta đất bỏ hoang. Số nhà có người ở chỉ đếm trên đầu ngón tay.
“Người dân cũng bức xúc lắm bởi đã lâu năm rồi, họ lấy đất làm đô thị nhưng không có ai ở”. Anh Nguyễn Đắc Lưu (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) chia sẻ. “Đất này khi đó chúng tôi bán rất rẻ, với giá 18 triệu/sào 360 m2. Trong khi đó, cấp trên hứa là bán để trả dịch vụ. Nhưng đến giờ dịch vụ của dân không thấy gì suốt 20 năm nay”, ông Nguyễn Xuân Chờ (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) nói.
Dự án Khu chức năng đô thị Trũng Kênh nằm ở vị trí đắc địa. Ngay gần UBND quận Hoàng Mai, Hà Nội. Thế nhưng, gần 10 năm nay, dự án vẫn bị bỏ hoang. Các hộ gần trong vùng quy hoạch dự án cho biết. Họ không được phép xây nhà, cũng không mua bán được. Dự án đã được đổi chủ, hiện nay do liên doanh 3 công ty cùng thực hiện. Thế nhưng vẫn chưa có chuyển biến gì.
Giải pháp để đề xuất đánh thuế bất động sản bỏ hoang khả thi
UBND TP chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của các cơ quan. Đơn vị chậm thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ các nội dung kết luận. Kiến nghị của HĐND TP, UBND TP tại các báo cáo, thông báo trước đó kịp thời đề xuất. Báo cáo UBND TP những nội dung vướng mắc vượt thẩm quyền. Đồng thời, Sở TN-MT tiếp tục làm cơ quan đầu mối phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và xử lý các vi phạm trong việc quản lý. Sử dụng đất tại các dự án vốn ngoài ngân sách, chậm triển khai. Vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.
Tại văn bản này, UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, kiên quyết thực hiện chấm dứt dự án đầu tư. Thu hồi đất do không đưa vào sử dụng. Chậm đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật.
Phạt, đánh thuế, thu hồi dự án, quy trách nhiệm không chỉ với chủ đầu tư. Mà cả với cơ quan quản lý để xử lý dự án treo, ôm đất, bất động sản bỏ hoang… Các giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng dự án treo để nguồn lực đất đai không bị lãng phí. Gây bức xúc trong dư luận xã hội đã được Hà Nội một lần nữa đưa ra. Điều này càng trở nên cấp thiết trước thực tế hiện nay tại Hà Nội. Quỹ đất để phát triển hạ tầng phúc lợi eo hẹp, nhưng diện tích đất để hoang hóa lại lên đến hàng triệu mét vuông