Những lưu ý quan trong đối với nhà lệch tầng? Gia chủ nên ưu tiên không gian sinh hoạt chung để gắn kết các thành viên gia đình. Nhà lệch tầng là kiểu nhà chia tầng dài thông thường thành các ô thông tầng nhỏ hơn, có sự chênh lệch về cao độ, từ đó tạo ra không gian sử dụng thông thoáng cho ngôi nhà của bạn.Nhà lệch tầng là một trong những giải pháp xây dựng tuyệt vời nhất
Hiện nay trên thị trường có vô số mẫu nhà phố, nhà ống từ hiện đại; cổ điển đến tân cổ điển khiến kiểu nhà ống này cũng được ưa chuộng. Nhưng làm sao để thiết kế và xây nhà đẹp trên mảnh đất hình ống dài là băn khoăn của nhiều gia chủ khi không may sở hữu mảnh đất có diện tích hạn chế. Hãy cùng Ultimatm tìm hiểu giải pháp xây nhà phố lệch tầng để giải quyết vấn đề này nhé!
Mục Lục
Nhà lệch tầng là gì?
Là công trình nhà ở mà các mặt sàn nhà nằm ở từng tầng, không thẳng với nhau mà được thiết kế lệch có chủ đích. Thông thường cầu thang sẽ được xây ở giữa nhà, bao quanh là 2 đến 3 phòng. Phần cầu thang thường được thiết kế thêm giếng trời vừa giúp không khí và ánh sáng tự nhiên bên ngoài dễ dàng lưu thông trong nhà đồng thời cũng khiến ngôi nhà trở nên đẹp mắt hơn.
Với không gian có diện tích nhỏ thì xây dựng là lệch tầng là lựa chọn lý tưởng. Để vừa tận dụng không gian tối đa, vừa giúp ngôi nhà trở nên thoáng khí. Tuy nhiên đây là mẫu nhà khó thiết kế, cần phải tùy thuộc vào vị trí địa lý và diện tích đất được xây dựng.
Đặc điểm của nhà lệch tầng tại Việt Nam
Thiết kế nhà ở lệch tầng là một trong những giải pháp kiến trúc tuyệt vời; đang được nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về loại nhà này; thì đừng quên tham khảo những ưu và nhược điểm của loại nhà này:
Ưu điểm chung
Nhà ở lệch tầng giúp không gian trong nhà trở nên thoáng mát nhờ sự chênh lệch mặt sàn khiến gió và ánh sáng được khuếch tán rộng rãi. Với độ cao trần được tùy chọn, không cố định như nhà ống nên gia chủ có thể linh hoạt trong việc bố trí thêm các khu vực như ban công, sân thượng, gác lửng hay kho chứa đồ…
Hạn chế của nhà lệch tầng
Thiết kế nhà lở ệch tầng có nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên mẫu nhà này vẫn còn một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn như mẫu nhà có kiến trúc rườm rà; đòi hỏi người xây dựng phải có trình độ kỹ thuật cao. Mẫu nhà này không phù hợp với gia đình có nhiều người già và trẻ em bởi không gian mở đôi khi sẽ gây nguy hiểm khi sử dụng. Do kết cấu phức tạp nên nhà ở lệch tầng thường có chi phí cao hơn các mẫu nhà thông thường. Ngoài ra mẫu nhà này còn gây khó khăn cho việc lắp đặt hệ thống thoát nước.
Những lưu ý khi xây dựng nhà lệch tầng
Phân chia đối tượng hợp lý
Cách chia nhà lệch tầng sẽ chia các không gian ra nhỏ và phân về một tầng. Vì vậy để tiếp cận mỗi không gian sẽ cần sử dụng cầu thang nhiều hơn so với kiểu tầng nhà phẳng thông thường. Kiểu nhà này tùy trường hợp nhà có người già, trẻ nhỏ mà lưu tâm bố trí thiết kế cho hợp lý.
Diện tích như thế nào?
Gia chủ cần quan tâm nhu cầu về diện tích sử dụng mỗi không gian cho hợp lý; tránh chia các ô sàn quá nhỏ, làm vụn không gian, khó sử dụng và gây lãng phí diện tích. Mỗi không gian có một diện tích sử dụng tối thiểu; nên tính toán trước yêu cầu mỗi phòng khi thiết kế. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần xem xét có những khu vực chức năng nào có thể nhóm chung lại; để phân về mỗi tầng cho gọn gàng, tiết kiệm.
Bố trí không gian thích hợp nhất
Trong kiểu nhà này sẽ có nhiều không gian hành lang ở vị trí chiếu tới; vì sẽ có nhiều vế cầu thang hơn nhà thông thường. Vì khu vực này cũng là không gian thông tầng thoáng đãng. Có thể tận dụng để làm không gian sinh hoạt chung ở các vị trí có diện tích đủ rộng hay trổ các cửa sổ mỗi phòng ra lấy sáng.
Nếu không đủ rộng thì có thể tận dụng chiều dọc làm nơi để kệ sách, tủ trưng bày, tủ để đồ, bàn học…Gia chủ còn có thể kết hợp sân vườn; giếng trời ở khu vực này để gia tăng thêm tiện ích cho căn nhà.
Mỗi phòng riêng thường sẽ bố trí về một tầng riêng để đảm bảo diện tích; Nên tính cô lập sẽ có khả năng tăng nên cần sự kết nối lại. Vì vậy, gia chủ nên ưu tiên không gian sinh hoạt chung ở vị trí trung tâm nhà theo chiều cao. Để dễ tiếp cận các phòng riêng để tăng tính kết nối giữa các thành viên gia đình. Đồng thời, gia chủ linh hoạt tăng diện tích tầng lệch này để thêm không gian sử dụng.