Cần điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp nào?

Một trong những thủ tục không thể thiếu trong xây dựng là điều chỉnh giấy phép xây dựng. Bởi vì trong quá trình thi công thực tế, công trình khó tránh khỏi những sai lệch so với giấy phép xây dựng đã được cấp. Vì vậy, mỗi cá nhân hay tổ chức cần làm ngay 1 việc là đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng. Vậy, trong trường hợp nào được điều chỉnh giấy phép xây dựng? Hồ sơ để xin điều chỉnh giấy phép bao gồm những gì? Trình tự như thế nào và thủ tục thực hiện ra sao? Để làm rõ, mời các bạn tham khảo ngay bài viết sau đây của ultimatm.com.

Cần điều chỉnh giấy phép xây dựng trong các trường hợp nào?

Một trong những thủ tục không thể thiếu trong xây dựng là điều chỉnh giấy phép xây dựng
Một trong những thủ tục không thể thiếu trong xây dựng là điều chỉnh giấy phép xây dựng

Theo quy định của pháp luật, trong quá trình xây dựng. Nếu cá nhân, chủ đầu tư có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung sau. Thì phải điều chỉnh giấy phép:

Thay đổi kiến trúc mặt ngoài của công trình. Đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về kiến trúc).

Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí xây dựng, diện tích, chiều cao, số tầng. Quy mô của công trình hay các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính của công trình.

Điều chỉnh kết cấu bên trong công trình mà làm thay đổi công năng sử dụng.

Điều chỉnh kết cấu bên trong công trình mà làm ảnh hưởng đến an toàn. Phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

Nếu cá nhân, chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế công trình. Nhưng không làm thay đổi các nội dung chính ghi trong giấy phép xây dựng. Thì không phải làm thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Quy trình thực hiện, thủ tục để tiến hành điều chỉnh giấy phép xây dựng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cá nhân, chủ đầu tư cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng (theo mẫu).

Giấy phép xây dựng đã được cấp (bản chính)

Văn bản phê duyệt thiết kế xây dựng điều chỉnh, báo cáo kết quả thẩm định (ngoại trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư. Trong báo cáo phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực. An toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường

Bản vẽ thiết kế xây dựng (2 bản)

Bước 2: Nộp hồ sơ

trong quá trình thi công thực tế, công trình khó tránh khỏi những sai lệch
Trong quá trình thi công thực tế, công trình khó tránh khỏi những sai lệch

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, người dân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa.

– Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ có giấy phép xây dựng được cấp bởi UBND cấp huyện. Thì nộp hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng tại bộ phận một cửa cấp huyện.

– Đối với công trình có giấy phép xây dựng được cấp bởi UBND cấp tỉnh. Thì nộp hồ sơ điều chỉnh giấy phép tại bộ phận một cửa cấp tỉnh.

Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa. Thì nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước đây đã cấp phép xây dựng cho công trình.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ và ghi rõ ngày hẹn trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực địa.

Bước 4: Cấp giấy phép điều chỉnh

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 30 ngày. Đối với công trình và 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ để cấp giấy phép điều chỉnh.

Bước 5: Trả kết quả

Theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận, cá nhân, tổ chức đến nhận kết quả. Về việc điều chỉnh giấy phép xây dựng tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, đối với hành vi xây dựng không đúng với giấy phép đã cấp. Cá nhân, chủ đầu tư vi phạm phải làm hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép.

Trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm làm thủ tục điều chỉnh giấy phép và xuất trình người có thẩm quyền xử phạt.

Hết thời hạn 60 ngày, nếu cá nhân, tổ chức vi phạm. Không xuất trình giấy phép được điều chỉnh, thì người có thẩm quyền xử phạt. Ra thông báo thực hiện biện pháp bắt buộc tháo dỡ phần công trình vi phạm.

Không được điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp nào?

trong trường hợp nào được điều chỉnh giấy phép xây dựng?
trong trường hợp nào được điều chỉnh giấy phép xây dựng?

Nghị định 139/2017/NĐ-CP nêu rõ, các hành vi tổ chức thi công xây dựng. Không đúng giấy phép được cấp thuộc một trong những trường hợp sau. Sẽ không được điều chỉnh giấy phép xây dựng:

Xây dựng công trình sai cốt xây dựng.

Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng.

Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.

Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép mà hành vi vi phạm đã kết thúc.

Giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã nhất định). Xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình…. Theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị đã được thông qua. Qua đó có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch. Quy định của mỗi quốc gia về giấy phép xây dựng có thể khác nhau. Ở Việt Nam trình tự, thủ tục xin và cấp giấy phép xây dựng được quy định trong Luật, Nghị định, Thông tư và các hướng dẫn thi hành chi tiết.

Tùy theo từng quốc gia thì có những quy định pháp luật khác nhau. Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020. Sửa đổi, bổ sung Điều 89 Luật xây dựng 2014. Được Nghị định chuyên ngành hướng dẫn) thì trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *