Từ tháng 4 đến này đại dịch tại TPHCM và Việt Nam đang ở thời điểm mấu chốt. Rất nhiều khía cạnh đều bị ảnh hưởng do tác động xấu từ đại dịch Covid-19. Việt Nam những năm qua luôn thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài bởi tiềm năng phát triển. Tuy nhiên khó khăn trong kinh doanh, sản xuất và xuất nhập khẩu làm nhiều người lo lắng về tình hình vốn FDI vào Việt Nam. Các vốn đăng ký có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ này vẫn ổn hơn nhiều quốc gia khác. Đặc biệt là dòng vốn của lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn ổn định, thậm chí còn tăng trưởng. Hãy theo dõi những nhận định, thông tin kinh tế về FDI ngay bên dưới nhé.
Mục Lục
Tình hình FDI trong 6 tháng đầu năm 2021
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/6/2021, vốn FDI giải ngân trong 6 tháng đầu năm đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Không chỉ giải ngân, vốn đầu tư đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh cũng tăng. Cụ thể, vốn đăng ký mới đạt 9,55 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Vốn đăng ký điều chỉnh tăng kể từ tháng 5/2021, đạt 4,12 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ. Theo đó, quy mô bình quân các dự án cấp mới và điều chỉnh vốn lần lượt ở các mức 11,88 triệu USD/dự án và 8,9 triệu USD/dự án.
Tuy nhiên, tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vẫn giảm 54,3%. Cụ thể là 1.855 lượt góp vốn đạt 1,61 tỷ USD. Có sự giảm sút về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm. Nó khiến cho tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài giảm nhẹ 2,6% so với cùng kỳ năm 2020. Đạt 15,27 tỷ USD.
Nhận xét từ chuyên gia kinh tế cao cấp của WB
Dù vậy, bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, vẫn nhận định dòng FDI đổ vào Việt Nam đang tích cực hơn so với các nước khác. Phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng chống đỡ của nền kinh tế Việt Nam. Bà Dorsati Madani nhấn mạnh năm nay vốn FDI vào Việt Nam có thể sẽ thấp hơn trước. Song điều quan trọng là xu hướng của dòng vốn này vẫn sẽ tăng. Nhất là khi nền kinh tế phục hồi tốt trở lại sau giai đoạn dịch Covid-19.
“Để tận dụng dòng vốn ngoại, Việt Nam cần có khả năng cạnh tranh, hiệu suất cao hơn trong sản xuất. Để duy trì lợi thế, giữ chân nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn vào cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hiện tại có thể thấy các sản phẩm máy tính, điện tử, sản phẩm công nghệ, dệt may… chiếm tỉ trọng lớn. Nhưng cần nâng giá trị gia tăng cho nền kinh tế trong tương lai. Bằng cách phát triển các doanh nghiệp trong nước cùng tham gia chuỗi cung ứng này.”
FDI vào Việt Nam đang chậm ở một số địa phương
Ông Hoàng Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế – Bộ Thông tin và Truyền thông, nhận định: Nói rằng dòng vốn FDI đang dời đi là chưa đúng trong thời gian này. Có chăng là dòng vốn ngoại dịch chuyển vào Việt Nam chậm lại. Do một số địa phương đang gặp khó vì dịch Covid-19. Riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, báo cáo 7 tháng đầu năm cho thấy vốn FDI vào Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng. Với khoảng 170 doanh nghiệp ở các lĩnh vực phần mềm, viễn thông, điện – điện tử…