Theo như những nhận định của Propzy, thanh khoản thị trường bất động sản hồi phục và thường đạt đỉnh mỗi khi Covid được khống chế khoảng 3-4 tháng. Lãi suất đầu vào giảm mạnh khiến bất động sản trở thành một kênh đầu tư vô cùng hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm hoặc chứng khoán. Bên cạnh đó, lãi suất vay có xu hướng giảm nhẹ đã kích thích các nhà đầu tư nhảy vào thị trường này nhiều hơn. Dưới đây là những khu vực có giá bất động sản tăng mạnh mẽ nhất cùng với những phân tích của các chuyên gia về lĩnh vực này mà ultimatm.com tổng hợp được, mời bạn đọc tham khảo.
Mục Lục
Những quận tại thành phố Hồ Chí Minh có giá bất động sản tăng
Tại báo cáo mới đây, đơn vị Propzy chỉ ra các khu vực có biến đông giá tăng/giảm nhiều nhất trong vòng 18 tháng qua. Tính từ thời điểm Covid-19 xuất hiện. Theo đó, khu vực có mức tăng giá nhiều nhất trong 18 tháng qua. Gồm Q.1, Q.3, Q.5, Q.10, với mức tăng 39% tại tháng 6/2021 so với tháng 1/2020.
Theo đơn vị này, mặc dù dịch Covid ảnh hưởng đến việc cho thuê nhà tại các quận trung tâm. Tuy nhiên các BĐS tại đây vẫn được xem là tài sản có giá trị cất giữ tốt. Số lượng giỏ hàng cũng khan hiếm hơn các BĐS của các quận khác. Ngoài ra, người mua BĐS có kỳ vọng thị trường cho thuê tại các quận trung tâm sẽ phục hồi nhanh hơn tại các quận xa trung tâm khi dịch Covid được khống chế. Trong khi khu vực có mức tăng giá ít nhất trong chu kỳ 18 tháng qua gồm Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, với mức tăng chỉ 4% tại tháng 6/2021 so với tại tháng 1/2020. Khu vực này có nhiều đợt biến động giá nhất và có các đợt tăng/giảm lớn nhất trong chu kỳ 18 tháng qua.
Khu vực có giao dịch bất động sản tăng nhiều nhất
Báo cáo của đơn vị này cũng chỉ ra các khu vực có giao dịch BĐS diễn ra nhiều nhất trong với hơn 50% tổng số giao dịch tại Tp.HCM. Cụ thể, địa bàn rộng trải dài tại 9 quận. Trong đó bao gồm: Q.2, Q.7, Q.8, Q.9, Q.12, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức. Sản phẩm BĐS đa dạng về giá cả và chủng loại. Mức ngân sách từ 3 tỷ đến trên 10 tỷ đều có thể mua BĐS nhà phố như: nhà mặt tiền đường chính; nhà mặt tiền đường nội bộ; hẻm xe hơi; hẻm xe máy…Cùng với đó là các loại diện tích đa dạng so với các khu vực khác.
Những hệ lụy khi thị trường địa ốc tăng cao
Các chuyên gia nhận định, khi hiện tượng tăng giá đất trở thành những “cơn sốt ảo” thì điều này phá vỡ mọi quy luật của thị trường BĐS. Hệ lụy của những cơn sốt đất bất thường sẽ dẫn đến nợ xấu tăng. Do vậy sẽ dẫn đến xáo trộn đời sống kinh tế của cả khu vực. Thậm chí là kéo nền kinh tế của đất nước đi xuống.
Giá đất tiếp tục tăng cao khiến người có nhu cầu thực sự không có khả năng mua để ở. Dẫn đến nguy cơ đổ vỡ thị trường BĐS. Khi người dân đầu tư mua hết các giao dịch, hoạt động tạo “sốt” đất ảo sẽ chấm dứt. Lúc này, không còn hoạt động mua bán ảo nhằm đẩy giá. Giá đất sẽ ở mức cao hoặc giảm sâu khiến người đầu tư không kịp thoát ra khỏi cơn “sốt” đất. Do thế họ sẽ bị mắc kẹt.
Khi giá đất tăng quá cao so với thực tế, một hệ lụy lớn sẽ làm ảnh hưởng tới kinh tế – xã hội của đất nước. Khi doanh nghiệp không hào hứng. Nhà đầu tư e dè dẫn đến tình trạng ế ẩm. Thị trường bất động sản “đóng băng”. Giá đất cao cũng khiến cho người nghèo, người có thu nhập thấp không mua được nhà ở. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều nhà. Bên cạnh đó đất hoang hóa không sử dụng. Thế nên gây lãng phí tài nguyên và nguồn lực của xã hội.